CHIA SẺ | 16/12/2022 | 25 lượt xem
10 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ THÂM NÁM SAU MỤN HIỆU QUẢ
Thâm mụn (hay còn được gọi là tăng sắc tố da do mụn) là vết thâm xuất hiện trên da sau khi hết mụn. Trung bình phải mất từ 3 đến 24 tháng để các vết thâm phai đi, một số trường hợp có thể lâu hơn.
Nếu bạn đang trong cuộc chiến chống lại các vết thâm sau mụn, hãy tham khảo những phương pháp sau:
1. Sử dụng vitamin C
Vitamin C là một chất có tính chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng giữ cho cả bên trong và bên ngoài cơ thể được khỏe mạnh.
2. Azelaic acid
Được biết đến với khả năng kháng viêm, azelaic acid còn có tác dụng làm sáng, mờ nám, tàn nhang, đốm nâu, thâm trên da gây ra bởi mụn… bằng cách phá vỡ những cấu trúc sắc tố đậm màu.
3. Mandelic acid
Mandelic acid là một dạng của alpha-hydroxy acid (AHA), có nguồn gốc từ hạt hạnh nhân. Hoạt chất này có 5 công dụng tẩy da chết, kháng viêm, làm sáng da, kích thích sản sinh collagen, tái tạo tế bào,…
4. Kojic acid
Được chiết xuất từ một loại nấm là sản phẩm từ quá trình lên men gạo hoặc rượu gạo, kojic acid được xem là một chất tẩy rửa tự nhiên. Nó hoạt động bằng cách ức chế enzyme tyrosinase tạo ra melanin – nguyên nhân gây ra các vết thâm và đốm nâu trên da.
5. Trị thâm mụn bằng niacinamide
Niacinamide là một thành phần được điều chế từ niacin (vitamin B3) có khả năng chống oxy hóa, tái tạo các tế bào biểu bì bị hư tổn do tia UV, làm trắng da nhờ hỗ trợ giảm sự bài tiết hắc tố melanin từ các tế bào tạo sắc tố, giảm mụn do đặc tính kháng viêm tốt.
6. Hydroquinone
Hydroquinone làm một chất làm trắng da, giúp giảm vết thâm mụn bằng cách hạn chế và làm giảm melanocytes trên da, quá trình sản sinh ra melanin từ đó cũng chậm hơn.
7. Retinoid
Retinoid là một dẫn xuất của vitamin A có tác dụng: làm giảm lượng hắc tố melanin trong cơ thể, kháng viêm, ngăn ngừa các tế bào chết bít lỗ chân lông bằng cách tăng cường tốc độ bong da chết và giảm thiểu tuyến dầu.
Retinoid còn giúp thúc đẩy cơ thể sản xuất collagen để duy trì độ đàn hồi căng mịn cho da cũng như duy trì lượng collagen ổn định hơn.
8. Phương pháp thay da hóa học (chemical peel)
Thay da hóa học tức là dùng các acid để “lột” đi các lớp tế bào da chết trên bề mặt da, làm da mịn màng và sáng hơn.
Bạn nên thực hiện các biện pháp điều trị này tại những nơi có các bác sĩ giàu kinh nghiệm để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho bản thân.
9. Áp dụng laser peel để trị thâm mụn
Được xem là một phương pháp điều trị để tái tạo bề mặt da, laser peel dùng năng lượng ánh sáng để tác động lên da, giúp kích thích quá trình sản sinh collagen, tái tạo làn da từ bên trong, loại bỏ lớp da chết xỉn màu.
10. Microdermabrasion – kỹ thuật siêu mài mòn da
Phương pháp siêu mài mòn da này dùng một mũi khoan có gắn các tinh thể thạch anh hoặc mũi kim cương siêu nhỏ để loại bỏ toàn bộ các tế bào chết nằm phía trên lớp biểu bì.
Microdermabrasion phù hợp để điều trị đốm nâu và thâm mụn.
Tin cùng chủ đề
Xóa Tàn Nhang Có Không? Có Bị Tái Phát Không?
Tàn nhang là gì? Tàn nhang là những đốm nâu hoặc đen xuất hiện trên...
Cách Chăm Sóc Chân Mày Sau Xóa Laser Đúng Cách
Chân mày không chỉ là khung giúp tôn lên vẻ đẹp khuôn mặt mà còn...
Cách Chăm Sóc Môi Sau Phun Đúng Cách
Phun xăm môi là phương pháp làm đẹp phổ biến giúp mang lại đôi môi...
Tiêm Tai Phong Thủy Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Tiêm Tai Phong Thủy
Tiêm Tai Phong Thủy: Bí Quyết Tạo Sự Cân Bằng và Hài Hòa Trong Cuộc...
Phun Mí Mắt Và Những Kiểu Dáng Tự Nhiên
Phun xăm mi mắt là gì? Ai nên xăm mi mắt? Xăm mí mắt là phương pháp tạo...
Phun Mày Tạo Hiệu Ứng Là Gì?
Trong thời đại hiện nay, phun xăm chân mày đã trở thành một xu hướng...